Tìm tour
Tìm tour
Trong nước
Tìm tour
Tìm tour
Nước ngoài
Du lịch
Du lịch
Trải nghiệm
Đặt tour
Đặt tour
Khách đoàn
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Booking
Tra điểm
Tra điểm
khách hàng

[REVIEW HUẾ] ẨM THỰC CUNG ĐÌNH HUẾ - ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ NGÀN XƯA!

Ngày nay để thưởng thức những món ăn truyền thống, hoặc tiến vua ngày xưa là một điều đã trở nên khá dễ dàng. Những món ngon đặc biệt như thịt kho tàu, bánh chưng, bánh tét,… chúng ta thường được thưởng thức vào những dịp lễ tết hoặc đi du lịch. Thế nhưng, ad tin chắc rằng, đó chỉ là một trong số ít các món ăn mà bạn có dịp được thưởng thức; vì khi đến với Huế, ẩm thực nơi đây lại mang một nét rất riêng mà nổi tiếng nhất là ẨM THỰC CUNG ĐÌNH xa hoa và Ad sẽ chia sẻ với các bạn ngay sau đây, chắc hẳn là một điều vô cùng bí ẩn. 
Vậy ẩm thực cung đình Huế có gì đặc sắc mà bất cứ ai cũng đều mong muốn thử qua một lần? Hôm nay, Tâm Đắc sẽ cùng bạn tìm hiểu về những điều đặc sắc này nhé!
ẨM THỰC CUNG ĐÌNH HUẾ BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU? 
Ẩm thực cung đình là ẩm thực dân gian được nâng cao, phần lớn không khác mấy với các món ăn dân dã về nguyên liệu nhưng khác biệt chính là nghệ thuật chế biến và trình bày cầu kỳ, tinh tế, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa khí huyết. Là những món ăn ngự thiện được chế biến từ bàn tay khéo léo của người đầu bếp kết hợp với bài thuốc kèm theo từ Viện Thái Y, chuyên được chế biến dâng lên vua ngày trước.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ẨM THỰC CUNG ĐÌNH HUẾ
Năm 1802, một bộ phận gọi là Nội Trù thuyền được thành lập. 
Năm 1808, đổi tên thành Tư Thiện đội 
Năm 1820, triều Minh Mạng gọi là Thượng Thiện đội. Đội thượng thiện có nhiệm vụ lo toàn bộ việc bếp núc, từ mua sắm nguyên vật liệu, chuẩn bị vật dụng dùng bữa đến chế biến món ăn,… và tất cả đều phải dưới sự giám sát của viện Thái Y. 


CÁCH CHẾ BIẾN ẨM THỰC CUNG ĐÌNH HUẾ
Khác với cách chế biến món ăn thông thường, chế biến món ăn cung đình bắt buộc người đầu bếp phải nêm gia vị không dưới ba đến bốn lần khi nấu nhằm đảm bảo mùi vị vừa miệng, lại giữ được chất tươi nguyên của thực phẩm.
Để bữa ăn thêm hoàn hảo và hợp ý vua nhất, đội Thượng Thiện phải luôn chú ý đến sở thích của vua mà chế biến món ăn phù hợp.
Trong lịch sử, vua Gia Long ăn uống giản dị nhất thì vua Đồng Khánh lại là người có sở thích ăn uống cầu kỳ nhất. Hàng ngày, vua Đồng Khánh “ăn cơm 03 lần, vào lúc 6 giờ sáng, 11 giờ trưa và 5 giờ chiều. Mỗi bữa phải có 50 món khác nhau, do 50 vị đầu bếp nấu nướng cho hoàng cung”.
Các món ăn cung đình Huế cầu kì và nguyên liệu quý hiếm hơn nhiều so với các món ăn dân gian. Sách Hội điển có liệt kê một loạt thực đơn thiết tiệc sứ giả Trung Quốc và làm quà cung đốn hàng ngày cho họ gồm:

  • Thủy sản: yến sào, vây cá, bào ngư, hải sâm, nhu ngư – cá khoai, bóng cá, cua biển,…
  • Cầm thú: gân hươu, thịt gà ninh, thịt móng ngựa,…
  • Chè: trứng gà, hột sen,….
  • Trong một bài ca Nam Ai của xứ Huế lưu truyền từ đời xưa có liệt kê hơn ba chục món ngự thiện: nem công, thấu thỏ, xôi vò, nham bò, trứng gà lộn, khum lệt, xào lươn, chiên cua gạch, hầm câu, cao lầu, kho tàu, thịt quay, dưa giá,…

Đặc biệt được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là bát trân trong ẩm thực cung đình xưa. Bát trân là 8 món ăn quý hiếm chỉ dành cho vua quan, là 8 món quý nhất nhưng không phải lúc nào cũng có trong ẩm thực cung đình. Gồm: 

  1. Nem công 
  2. Chả phượng
  3. Da tây ngưu
  4. Bàn tay gấu
  5. Gân nai
  6. Môi đười ươi
  7. Thịt chân voi
  8. Yến sào

CÁC LUẬT LỆ TRONG ẨM THỰC CUNG ĐÌNH 
Ẩm thực cung đình có khá nhiều nguyên tắc và chuẩn mực, từ việc cung ứng thực phẩm đến việc chế biến, phục vụ, kiểu mâm bàn, chén bát và đũa. 
Vua ăn gọi là Ngự Thiện, dụng cụ ăn là Ngự dụng, đội phục vụ là Đội Thượng Thiện. Từng món được múc ra tô, đĩa rồi đặt trong các quả hộp bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Các món ăn cung đình Huế là do truyền từ đời này sang đời khác, sau thì các sứ thần khi đi sứ về, họ cũng tiến vua những món ăn lạ từ khắp nơi. Món nào đặc biệt sẽ được liệt vào danh sách và truyền tiếp sang đời sau. Cứ như vậy mà các món ăn cung đình Huế trở nên phong phú và đa dạng. 
Cỗ được chia làm nhiều hạng khác nhau như cỗ cúng trong những ngày lễ trọng đại, cỗ yến cho các quan hay tiếp sứ thần, cỗ yến ban cho các vị tân khoa đỗ tiến sĩ. Về số lượng món ăn cũng khác nhau:

  • Cỗ hạng lớn có 161 món;
  • Cỗ quý 50 món;
  • Cỗ điểm tâm là 12 món;
  • Cỗ chay cúng chùa 25 món. 

Ẩm thực cung đình Huế chính là nét tinh túy trong làng ẩm thực đa dạng của Việt Nam. Nét văn hóa này bao trọn cả tinh túy của Đại Việt xưa lưu truyền hậu thế cho đến nay mà người Việt ta có thể tự hào nói rằng, đó là tinh hoa của Việt Nam trong suốt thời kỳ lịch sử cho đến nay. 
WoW… Có quá nhiều món ngon mà ta chưa từng biết đến phải không nào, Tâm Đắc tin rằng sau bài viết này sẽ không có ít bạn muốn được một lần đặt chân đến Huế để có thêm cơ hội thưởng thức những món ăn đặc biệt này! 
Sau bài chia sẻ vừa rồi, lòng tự hào dân tộc lại sục sôi rồi nè!! Chắc là bạn đọc cũng cảm thấy như vậy đúng không? 
Hẹn gặp lại các bạn ở những bài reviews tiếp theo và cùng chờ đón những điều hay ho và thú vị ở phía trước nhé!