Tìm tour
Tìm tour
Trong nước
Tìm tour
Tìm tour
Nước ngoài
Du lịch
Du lịch
Trải nghiệm
Đặt tour
Đặt tour
Khách đoàn
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Booking
Tra điểm
Tra điểm
khách hàng

Làng nghề truyền thống ươm tơ Hồng Lý ở Thái Bình

Thái Bình tuy là không phải là một cái tên nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam nhưng nơi đây lại có rất nhiều địa điểm thú vị mà bạn có thể khám phá, trong đó có làng nghề ươm tơ ở Hồng Lý, Thái Bình.

Làng nghề ươm tơ Hồng Lý, niềm tự hào của người dân Thái Bình

Có thể nói, Thái Bình là một trong những địa điểm du lịch Việt Nam sở hữu nhiều làng nghề truyền thống, với rất nhiều nhóm nghề khác nhau. Mỗi một làng nghề ở đây lại sở hữu cho riêng mình những nét đặc trưng và vẻ đẹp riêng thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan và tìm hiểu. 

Trong số đó nổi bật lên là những làng nghề như làng bạc Đồng Xâm, lụa làng Mẹo, chiếu Hới, bánh cáy làng Nguyễn, làng vườn Thuận Vi và đặc biệt không thể không nhắc đến làng nghề ươm tơ Hồng Lý. Có thể nói, với bà con ở xã Hồng Lý nỗi nhọc nhằn, buồn vui của họ luôn gắn liền với những giai đoạn thăng trầm, thịnh suy của nghề ươm tơ. Dẫu vậy, bà con vẫn đang nỗ lực để nghề truyền thống không bị mai một.

Không ai biết rõ nghề trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ có ở Hồng Lý từ bao giờ, chỉ biết xưa kia, bên cạnh việc trồng lúa thì hầu hết các hộ dân trong xã đều có ruộng trồng dâu và nhà nào cũng có dăm, bảy nong tằm. Và cứ 2 - 3 hộ gia đình thường hình thành một tổ ươm tơ, tự quay tơ sau khi sản xuất kén.

Chính vì thế mà làng nghề ươm tơ Hồng Lý lúc nào cũng nhộn nhịp, cánh đồng dâu luôn xanh tốt và bếp than ươm tơ lúc nào cũng đỏ lửa, thơm phức mặc cho không đạt đến độ giàu có nhưng cũng khấm khá, người dân nơi đây có bát ăn bát để và hơn hẳn trồng lúa.

Nhưng nghề nào cũng thế, có lúc thịnh cũng có lúc suy. Năm 2009 và mấy năm sau đó, tằm của bà con bị dịch bệnh và hỏng liên tiếp, giá kén lại giảm trong khi đó cơ chế hỗ trợ của các cấp, các ngành chưa đầy đủ nên người dân địa phương phá bỏ hàng loạt cây dâu để trồng hòe, cây màu, cây ăn quả khác. 

Lại thêm sự cạnh tranh khốc liệt với hàng vải công nghiệp từ Trung Quốc được bán rất nhiều trên thị trường với giá thành rẻ, kiểu mẫu phong phú và độ đồng đều cao đáp ứng cho việc sản xuất hàng loạt. Thế nhưng, nhờ quyết tâm gắn bó với nghề cha ông để lại của bà con địa phương mà Hồng Lý vẫn duy trì được nghề truyền thống đến ngày nay.

Những công đoạn ươm tơ truyền thống tại làng nghề Hồng Lý

Tuy giờ đây, các công đoạn trồng dâu nuôi tằm và sản xuất tơ đã được cải tiến, đưa máy móc vào để nâng cao năng suất và chỉ còn một số ít hộ gia đình giữ lại cách thức sản xuất truyền thống như trước đây. Nhưng theo những người nghệ nhân lâu năm tất cả các công đoạn ươm tơ đều phải làm thủ công thì mới tạo nên những sản phẩm đẹp và chất lượng nhất.

Muốn tơ óng ả, đẹp thì khi tằm đang đóng kén, người nuôi phải hong nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 35 - 370C trong vòng khoảng 20 tiếng đồng hồ liên tục cho kén khô, thơm. Nếu gặp phải ngày mưa, tằm phải phơi trong nhà thì sợi tơ xỉn màu, khi nhuộm tự nhiên sẽ không thể lên được chất màu tươi.

Sau đó trong vòng 3 - 4 ngày, khi con nhộng còn sống, thợ ươm phải bỏ kén vào quay. Kén được thả vào nồi nước đặt trên bếp than lúc nào cũng sôi sùng sục, người thợ nhẹ nhàng dùng đôi đũa gỡ sợi tơ trên kén để máy kéo vào thành sợi. 

Kỹ thuật quay không khó nhưng đòi hỏi kiên trì, tỉ mỉ, người kéo tơ ngâm tay trong nước cả ngày cũng chỉ kéo được 1 lạng tơ sống vì vậy hầu hết là phụ nữ đảm nhiệm việc quay tơ này.

Những sợi tơ tằm đầu tiên óng ả nhất sẽ được chọn để dệt thành lụa. Còn những sợi tơ cuối của con tằm sẽ được tận dụng để làm ra đũi. Sợi đũi trông thô ráp như thế nhưng khi dệt thành vải và được giặt hết lớp keo cứng thì sẽ cho ra tấm vải đũi bông, nhẹ và mát.

Với tất cả sự kỳ công và tâm huyến của người nghệ nhân sản phẩm tơ lụa của Hồng Lý luôn được đánh giá cao, đem lại cho người mặc sự thoải mái, an toàn, dễ chịu khi sử dụng và ngày càng được lòng những người “sành mặc”.

Di chuyển đến làng nghề ươm tơ Hồng Lý Thái Bình

Làng nghề ươm tơ Hồng Lý nằm ở xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, sát triền đê, ngay cạnh sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90km và trung tâm thành phố Thái Bình chỉ khoảng 20km. Khoảng cách không quá xa, đường bằng phẳng, thuận tiện đi lại nên du khách có thể di chuyển bằng ô tô, xe máy đều được. 

Có hai hướng chính để bạn đi đến làng nghề từ Hà Nội. Một là bạn chạy theo tuyến thị trấn Đồng Văn (Hà Nam), đến TP Hưng Yên, đê sông Hồng, đi phà Tịnh Xuyên và cuối cùng là đến huyện Vũ Thư, Thái Bình. Hai là bạn có thể đi đến Nam Định, qua cầu Tân Đệ rồi chạy vào địa phận Thái Bình, khi đến đê sông Hồng thì rẽ phải vào xã Hồng Lý, sau đó tiếp tục hỏi người dân địa phương đường vào làng nghề.

Nguồn: Sưu tầm