Tìm tour
Tìm tour
Trong nước
Tìm tour
Tìm tour
Nước ngoài
Du lịch
Du lịch
Trải nghiệm
Đặt tour
Đặt tour
Khách đoàn
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Booking
Tra điểm
Tra điểm
khách hàng

Lễ hội vùng Tây Bắc có gì đặc sắc ?

Đến với vùng cao Tây Bắc, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bất tận mà đất trời “ưu ái” cho nơi đây. Những núi đồi trùng điệp, lớp lớp, trải dài tạo cho vùng “sơn cước” những bức tranh muôn màu muôn sắc rực rỡ. Những thửa ruộng bậc thang trù phú uốn lượn trên những sườn núi, những thác nước treo mình lơ lửng tung bọt trắng xoá,… Không chỉ vậy, khi đến đây, bạn sẽ còn được hoà mình vào không gian văn hoá phong phú, đa dạng, những phong tục tập quán, những lễ hội truyền thống gắn liền với cuộc sống cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng cao đang sinh sống tại đây. Hãy cùngTâm Đắc khám phá nhé!

1. Lễ hội hoa ban

Lễ hội hoa Ban là một lễ hội của người Thái ở vùng Tây Bắc. Lễ hội là dịp thể hiện tấm lòng tôn kính, biết ơn của đồng bào tưởng nhớ công lao to lớn của các vị thần cũng như cầu cho bản mường no ấm, mùa màng bội thu, …
Lễ hội hoa ban thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Thái:
- Thỉnh bái vị thần tối cao trong quan niệm người Thái – thần “Then”.
- Thỉnh bái “nàng Ban” – nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng và tình yêu thủy chung
- Thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông,…Cũng vào dịp lễ hội này, trai gái trong bản có cơ hội gặp gỡ, hò hẹn, nên duyên với nhau.
Gồm có phần lễ và phần hội.
- Phần lễ được tiến hành tuần tự, nghiêm trang để cúng thần linh.
- Phần hội thì diễn ra sôi nổi hơn nhiều với những trò chơi dân gian đặc sắc như: ném còn, kéo co, đi cà kheo, leo cây, chọi cù, hát đối đáp,… Những tràng vỗ tay khen hay cùng tiếng cười liên miên không dứt đầy ắp trong không gian ngập tràn tiếng khèn, tiếng pí, tiếng trống chiêng.
Trong không khí vui mừng như vậy, thấp thoáng bóng áo trắng e ấp đi bên cạnh những chàng trai mặc áo lam, trên mái đầu là đóa hoa ban trắng muốt.

2. Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng hay hội xuống đồng, là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Tày ở vùng núi Tây Bắc. Lễ hội với mục đích cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Lễ hội Lồng Tồng là một lễ hội lớn, người dân bản chuẩn bị rất kỹ trước ngày hội. Nhà cửa, xóm làng đều được quét dọn sạch sẽ, dân bản chuẩn bị sẵn lương thực để đón khách. Vào ngày hội xuống đồng, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ bày biện những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giày, bánh bỏng, chè lam,…
Ngoài ra trên mâm cỗ có thêm hai đôi quả bằng vải màu, bên trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Phần lễ bắt đầu khi tiếng trống nổi lên, những người già trong bản cùng những thanh niên trai tráng khỏe mạnh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần sau đó tuyên bố phá cỗ. Những gia đình có nhiều khách đến phá cỗ thì sẽ may mắn cả năm. Những vị lão nhân được mời đi thưởng cỗ của từng mâm, thanh niên trai gái cũng vì thế mà đi theo múa hát, chúc tụng tốt lành cho gia đình.
- Phần hội đông vui náo nhiệt bởi những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát Then, hát Cọi,…cùng nhiều trò chơi hấp dẫn thu hút đông người tham gia: kéo co, đẩy gập, đánh trống, ném còn, leo cột, thi cày ruộng,…Tất cả người xem đều vui vẻ, hào hứng lấy lại tinh thần cho vụ mùa mới năng suất cao.

3. Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường là một lễ hội lớn, một dịp sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng của người dân ở Tây Bắc. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn các vị thần khai sinh ra bản Mường (cách gọi vùng đất nơi người Thái đang sinh sống) cũng như cầu mong sự ấm no, an ổn, hạnh phúc của nhân dân.
Gắn với lễ hội có tục giết trâu để cảm tạ thần linh. Có thể mổ từ một đến bốn con trâu để tế thần.
- Phần lễ: cỗ cúng thường có 3 mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu, gạo và rượu.Từ lúc sáng sớm dân trong bản đã tấp nập chuẩn bị vật cúng tế, nhà cửa được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ để diễn ra lễ hội.
- Phần hội: diễn ra những hoạt động văn nghệ, ca hát cùng các trò chơi dân gian. Trong tiếng cồng, tiếng chiên, trai gái hát đối đáp giao lưu với nhau, tiếng nói cười làm rộn cả khoảng đất trời núi rừng. 

4. Lễ hội cầu mưa

Lễ hội cầu mưa là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Tây Bắc. Lễ hội có ý nghĩa cầu mong thời tiết ôn hòa, mùa màng bội thu, sức khỏe phơi phới, gia đình ăn nên làm ra,…
Lễ hội cầu mưa có 2 phần lễ và hội
- Phần lễ thực hiện nghi thức cúng thần linh cai quản mưa nắng không mang yếu tố dị đoan mà chỉ mượn yếu tố tâm linh để dạy bảo con người.
- Phần hội hấp dẫn hơn với những trò chơi dân tạo nên những tiếng cười thoải mái sâu sa hơn là giáo dục nhân cách, phẩm hạnh để con người vươn tới cái đẹp, của đạo đức truyền thống mà người Thái đã có. Người ta vui vẻ chơi ném còn, uống rượu cần, ca hát những bài hát tiếng dân tộc truyền thống.