TẾT ĐOAN NGỌ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Tết Đoan Ngọ là ngày truyền thống hàng năm trong văn hóa Phương Đông. Với những điều đặc biệt trong nét văn hóa, ngày 5/5 âm lịch hàng năm đã như in sâu vào trong trí nhớ của mỗi người Việt Nam bằng những thức quà bánh, những chén rượu nếp hay những mâm cúng chỉn chu. Bài viết này, hãy cùng Tâm Đắc tìm hiểu Tết Đoan Ngọ là gì nhé!
TẾT ĐOAN NGỌ LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC
Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú gắn liền với kinh nghiệm của nhân dân lao động về sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên, thời tiết… có tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của con người cũng như hoạt động sản xuất mùa vụ trong năm.
Tết Đoan Ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ một truyền thuyết. Vào một ngày sau khi trúng vụ mùa, nông dân ăn mừng nhưng lại bị sâu bọ kéo đến ăn sạch hoa màu, thực phẩm đã thu hoạch. Trong khi đang đau đầu không biết phải xử lý thế nào thì có một ông lão xuất hiện tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo và chỉ một lúc sau, đàn sâu bọ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: "Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này, cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng". Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ. |
Vì vậy, Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ, phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt hết các loại gây hại cho mùa màng, cho cây trồng, trong đó cũng có nhiều loại sâu có thể ăn được.
NHỮNG MÓN ĂN TRONG NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ
Dịp Đoan Ngọ (5.5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Thịt vịt
Với người dân ở một số vùng miền như miền Trung, miền Nam, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Kể cả khi người dân có quan niệm kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng vì sợ đen đủi thì vào ngày 5.5 âm lịch, vẫn có nhiều người ăn thịt vịt.
Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Rượu nếp
Một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu.
Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5.5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. |
Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Bánh ú tro
Miền Nam và miền Trung món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.
Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân.
Mâm quả
Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
Người xưa quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm với hoa quả đầu mùa. Bởi thế, lễ cúng ngày này không thể thiếu những hoa quả như các loại: vải, mận, quất hồng bì, đào, chuối, dưa hấu, dứa... |
Chè trôi nước
Đây là loại chè không chỉ có trong ngày 3.3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày 5.5.
Mong là những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như văn hóa của Việt Nam ta vào ngày lễ này. Bên cạnh đó, thời gian này cũng là thời gian lý tưởng để bạn và gia đình có thể đi tránh cái nóng ngày hè.
Theo báo Lao Động.
TƯNG BỪNG NGÀY HỘI GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/06/2020
Ngày Gia Đình Việt – Ngày để tôn vinh mái ấm gia đình Việt, để các thành viên trong gia đình gửi gắm những món quà yêu thương, cùng nhau chia sẻ sự ấm áp.
DL Tâm Đắc cũng mong muốn góp được một phần nhỏ ngọn lửa yêu thương của mình qua chương trình “QUÀ BẤT NGỜ - VUI HẾT CỠ!”
- Với phần quà dễ thương và xinh xắn: 01 GẤU BÔNG HÀN QUỐC
- Thời gian đăng ký: 18/06 – 28/06/2020
- Điều kiện áp dụng
- Khi đăng ký 02 vé người lớn (vợ chồng/bạn bè/người thân) => Tặng 01 gấu bông Hàn Quốc xinh xắn cho 01 bé.
- Áp dụng tour khởi hành: Từ 18/06 - 30/06/2020.
Còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để cùng những người yêu thương trải qua chuyến đi ý nghĩa cũng như dành phần quà tặng bất ngờ dành cho bé?!
DU LỊCH TÂM ĐẮC – HẠNH PHÚC LÀ NHỮNG HÀNH TRÌNH!
-------------
CÔNG TY CỔ PHẦN TM - DV VÀ DU LỊCH TÂM ĐẮC
Website: https://dulichtamdac.com.vn
Điện thoại: 1900 27 27 09
Email: info@dulichtamdac.com.vn